Ấn Độ: 39 nước tham dự Hội nghị liên minh Phật giáo toàn cầu

Thứ tư - 19/10/2016 14:08
Chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực để hỗ trợ Phật giáo trong việc xúc tiến kích cầu Du lịch Văn hóa Tâm linh Ấn Độ và để thu hút du khách ngoại quốc. Hôm Chủ nhật, ngày 02/10/2016 đã diễn ra buổi Khai mạc Hội nghị Liên Minh Phật giáo Toàn cầu tại Học viện Phật giáo quốc tế Karmapa (Karmapa International Buddhist Institute – KIBI), New Delhi, Ấn Độ.
Hội nghị được tổ chức từ ngày 02-06/2016, có sự hiện diện tham dự của gần 300 vị đại biểu đến từ 39 quốc gia, đông nhất là đại biểu các nước ASEAN. Báo cáo hội nghị cho biết chính phủ Ấn Độ đang cố gắng để hỗ trợ Phật giáo giáo trong việc xúc tiến kích cầu du lịch văn hóa tâm linh Ấn Độ và để thu hút du khách ngoại quốc.
Chua Han Son hoinghilienminhPhatgiaotoancau
 
 

Trong bài phát biểu của các công ty lữ hành và các nhà khai thác, các nhà đầu tư thương mại Du lịch trong nước và nước ngoài sẽ đáp ứng với những hoạt động tại Hoa Kỳ. Những nhu cầu, phương tiện được phối hợp thực hiện.
 
Buổi lễ Khai mạc Hội nghị Liên Minh Phật giáo Toàn cầu, Tiến sĩ Mahesh Sharma, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng Không dân dụng Ấn Độ nói rằng: “Thế giới đang đối mặt với các vấn đề, những thách thức, hy vọng tất cả giải pháp Phật giáo đều đáp ứng được". 
 
Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Shri Narendra Modi đặc biệt đánh giá rất cao Phật giáo và được phản ánh từ gần 300 Đại biểu đến từ 39 quốc gia. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo thế giới. Những năm gần đây, Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng Không dân dụng Ấn Độ đã có nhiều sáng kiến mới trong việc trang bị thêm về cơ sở vật chất, nhu cầu dịch vụ tốt hơn, giúp du khách ngoại quốc hành hương chiêm bái các thánh tích Phật giáo...
 
Ông cũng nêu ra những trọng tâm của thánh tích Phật giáo quan trọng tại Ấn Độ, cần được bảo tồn và phát huy.
 
Hội nghị đã thông qua các di sản và các địa điểm hành hương Phật giáo. 
 
Ra đời  vào tháng 8-2011, Liên Minh Phật giáo Toàn cầu (IBC), có hơn 320 tổ chức thành viên từ 39 quốc gia, hoạt động theo phương châm: “Trí tuệ tập thể” (Collective Wisdom), “tiếng nói thống nhất” (United Voice) nhằm chia sẻ cung cấp một tiếng nói thống nhất về các truyền thống Phật giáo và đảm bảo rằng các giá trị và nguyên tắc của Phật giáo luôn là một phần quan trọng trong tư tưởng xã hội và chính trị toàn cầu, và các giải pháp đối với các vấn đề quốc tế và quốc gia mà nhân loại đang quan tâm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây