Ấn Độ: Phát triển Thánh tích di sản Phật giáo

Chủ nhật - 18/12/2016 22:23
Telangana là một bang tại Nam Ấn Độ, địa phương này giữ một vị trí độc đáo trong quá trình truyền bá chính pháp Như Lai, Chính phủ Ấn Độ mong muốn phát triển tầm quan trọng của những Thánh tích di sản Phật giáo này.
Chua Han Son Phat trien Thanh tich di san Phat Giao ở An Do

Ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo đã lan tỏa xuống phía Nam nhiều hơn rất nhiều trong thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế. Phật giáo bắt đầu được truyền từ một ngôi làng gọi là Badankurti, huyện Adilabad, bang Telangana, miền Nam Ấn Độ, giữa hai dòng sông Godavari vào thế kỷ thứ 5 trước kỷ nguyên Tây lịch.

Ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo lan tỏa đến các vùng Koti Lingala, Dhulikatta (Karimnagar, bang Telangana), Phanigiri (huyện Suryapet, bang Telangana), Nelakondapally (huyện Khammam, bang Andhra Pradesh), Karukonda (bang Andhra Pradesh), Nagarjunakonda (Đồi Long Thọ, từng là kinh đô của triều đại Ikshvaku (225 – 325 Tây lịch), Khammam, Nalgonda, và sau đó truyền đến Andhra, Maharashtra (một bang ở Tây Ấn Độ) trước khi Chư tôn đức tăng già và những cư sĩ sứ giả Như Lai mang ánh sáng từ bi trí tuệ Phật giáo đến các vùng Nam Á, Đông Nam Á, các quốc gia như Sri Lanka, Malaysia, Việt Nam. . . Phật giáo lan truyền trước và sau triều đại của vị vị phật tử anh minh Hoàng đế Ashoka.

Hôm thứ Ba, ngày 13/12/2016, ông P. Ramulu, Chủ tịch của Tổng Công ty cổ phần Phát triển Du lịch Telangana cho biết: “Telangana, một bang tại Nam Ấn Độ giữ một vị trí độc đáo trong quá trình truyền bá Phật giáo nên Chính phủ Ấn Độ muốn phát triển tầm quan trọng của những địa điểm di sản văn hóa Phật giáo, chẳng những vì lợi ích của việc bảo vệ và bảo tồn, lại có thể thu hút du khách thập phương trong và ngoài nước tham quan thưởng lãm, giúp họ khám phá nguồn cội của Phật giáo”.
 
Ông M. Lakshmaiah, thành viên đặc biệt của dự án di sản Phật giáo ‘Buddhavanam’ tại Nagarjunasagar chia sẻ rằng: Cần phải có nhiều cuộc khai quật và nghiên cứu được thực hiện tại các địa điểm di tích lịch sử đã bị lãng quên từ lâu. Mặc dù có nhiều hiện vật quý báu vô giá như các đồng tiền xu, các đồ tạo tác bằng đất nug, những gì còn lại tại các Bảo tháp Phật giáo, những bức tượng Phật. . . nhưng nơi đây vẫn chưa có những cơ sở hạ tầng thích nghi cho du khách lưu lại và nghiên cứu.
 
Bà Christina Z Chongthu, một thành viên cấp cao của Tổng Công ty cổ phần Phát triển Du lịch Telangana dự đoán rằng: Sẽ thu hút du khách từ các quốc gia Đông Nam Á vô cùng ngưỡng mộ đến tham quan thưởng lãm các di tích lịch sử văn hóa Phật giáo này, nếu họ nhận thức được tầm quan trọng của chúng.

Chính quyền bang Andhra Pradesh chuẩn bị mở cửa công viên, chủ đề di sản Phật giáo ‘Buddhavanam’ sắp hoàn thành tại Nagarjunasagar, trên đường đến thành phố Amaravati của bang này. Dự án di sản Phật giáo ‘Buddhavanam’ được xây trên 279 mẫu đất ở bờ trái sông Krishna, chia thành 8 phần, với một quảng trường có lối vào tao nhã tạo nên bầu không khí Phật giáo, miêu tả những hoa văn trang trí, những biểu tượng và pháp luân của Phật giáo, Phật Charitavanam (Buddha Charitavanam), công viên Jataka (Jataka Park), Dhyanavanam, công viên thung lũng Krishna (Krishna Valley Park), Trung tâm tu học Phật giáo Cao cấp quốc tế Long Thọ (Acharya Nagarjuna International Higher Buddhist Learning Centre, Buddhism in Telugu States)...

Công viên này cũng đang xây dựng một Bảo tháp Mahastupa với Bảo tháp Amaravati. Công trình Dhayanavam sở hữu một bức tượng Phật cao hơn 8m do Tiến sĩ Lakshmaiah (Sri Lanka) hiến tặng.
 
Chính phủ Ấn Độ đã chi gần 350 triệu Rupee (111.6 tỷ VNĐ) những vẫn cần thêm khoảng 250 Rupee (83.5 tỷ VNĐ) để hoàn thiện tất cả các công trình khác. Khi công viên này xây xong, nó sẽ trở thành công viên đầu tiên ở Ấn Độ có nhiều phân đoạn theo chủ đề miêu tả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như nhiều câu chuyện lý thú khác”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây