TƯNG BỪNG LỄ HỘI DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CHÙA HÀN SƠN- CỬA THẦN PHÙ 2018

Thứ năm - 03/05/2018 16:30
Sáng 25-4-2018 (Mồng 10 Tháng Ba năm Mậu Tuất), trong không khí trang nghiêm, đoàn kết, tràn đầy niềm vui phấn khởi của cán bộ đảng viên và nhân dân xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới và hăng hái thi đua lập nhiều thành tích chào mừng Kỷ niệm 43 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ chí Minh kính yêu và các ngày lễ lớn trong 5 lịch sử.
Được sự nhất trí của Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn,  UBND xã Nga Điền, Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn cùng toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã long trọng tổ chức lễ hội chùa Hàn Sơn - Cửa thần phù năm 2018. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày (ngày 24 và 25 tháng 4) thu hút hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch thập phương tới dâng hương, chiêm bái và tham dự các hoạt động của lễ hội như: nghi lễ dâng hương, biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian trong khuôn viên Chùa Hàn Sơn – cửa Thần Phù.
 
Khai mạc lễ hội văn hóa chùa hàn Sơn - Cửa Thần Phù 2018

Lễ khai mạc Lễ hội văn hóa chùa Hàn Sơn - Thần Phù 2018
 
Căn cứ nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tài liệu, văn bản hiện có và lời kể của các cụ cao niên  trong làng Chính Đại, Chùa Hàn Sơn Được xây dựng từ rất lâu đời, chùa có tên gọi là chùa Không Lộ, nhân dân quen gọi là Hàn Sơn tự vì nơi đây trước kia có hai dãy núi ở hai bên, mặt trời không chiếu xuống được, trong quá trình hình thành và phát triển chùa Hàn Sơn gắn liền với vùng đất Thần Phù Hải khẩu - một địa danh nổi tiếng đã được ghi trong lịch sử Việt Nam, về các cuộc kháng chiến của dân tộc, từ thời Hai Bà Trưng năm 43 sau Công nguyên đến các đời Vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tông và các đời vua sau này đều lấy nơi đây làm căn cứ địa. Hiện nay, Chùa còn lưu giữ 02 văn bia được tạo tác từ đầu thế kỷ thứ XIX (01 văn bia tạc năm thứ 13 niên Hiệu Thành Thái (1902), 01 văn bia tạc năm thứ 10 niên hiệu Khải Định (1925) đều có mô tả công đức tôn tạo chùa chiền, tổ đường, tịnh xá… Đến năm 1930, Thượng tọa Thích Đăng Quế về trụ trì tại chùa Hàn Sơn và tiếp tục cho tu sửa lại chùa: Xây Điện Thánh Nguyễn Minh Không và phủ thờ Tam tòa thánh Mẫu, gần 1 thế kỷ trôi qua kể từ lần trùng tu năm 1930. Chùa Hàn Sơn  tọa lạc tại trung tâm cửa Thần Phù, một chốn linh thiêng, một danh lam nổi tiếng đã từng đi vào thơ ca
Lênh đênh qua cửa thần phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm

 
lễ hội văn hóa chùa Hàn Sơn - Thần Phù 2018

Bà con Phật tử, nhân dân quanh vùng và khách thập phương về dự lễ hôi
 
 Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử và bị chiến tranh tàn phá chùa Hàn Sơn không được còn như xưa. Vì vậy trong thời gian qua khu di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nga Sơn và những tấm lòng vàng của quý phật tử và nhân dân trong ngoài xã, lòng nhiệt tình của các dòng họ trong làng, các mạnh thường quân, những người con xa quê và Ông Mai Xuân Thắng Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần du lịch, khách sạn Hải Đăng Hải Phòng đã phát tâm công đức để trùng tu, tôn tạo và tổ chức lễ hội, di tích lịch sử văn hóa chùa hàn sơn trên mảnh đất linh thiêng tại cửa thần phù, đến nay đã tạo điểm nhấn mới cho xã nga điền khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái và tâm linh, kết nối các điểm du lịch trên địa bàn huyện và tỉnh thanh hóa và tỉnh ninh bình. Di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương trong cả nước, từ khi khu di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn được đầu tư trùng tu tôn tạo khang trang hàng năm có hàng nghìn lượt du khách gần xa thường xuyên đến thăm quan chiêm bái cầu tài, cầu lộc, cầu cho quốc thái dân an.
 
lễ hội văn hóa chùa Hàn Sơn - Thần Phù 2018

Múa lân chào mừng 
 
Mọi người con đất việt đều ghi nhớ câu tục ngữ « Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ Mẹ ». Đây là một tục lệ có từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh trong thiên nhiên. Cha ở đây là Ngọc hoàng, là Bát Hải Long Vương, là đức thánh Trần, là Vua Lý Nam đế, còn mẹ là mẹ Âu cơ là thánh mẫu Liễu Hạnh, hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại có tục thờ Mẫu như ở Việt Nam, nó không chỉ phản ánh nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân gian mà còn cho thấy sự tri ân và tấm lòng tôn trọng đạo hiếu đối với tổ tiên, đối với người đã sinh thành, nuôi dưỡng, bảo ban, che trở cho con cái như người mẹ việt nam. Vì vậy hàng năm cứ đến Ngày mồng 10/3 hằng năm, nhân dân về với Đền Hùng và về với di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn, Cửa Thần Phù, để tham dự lễ hội thể hiện lòng tri ân với tổ tiên, Hôm nay mọi người về đây về với di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn cửa Thần Phù trong một không gian linh thiêng một tâm tưởng thành kính và trang nghiêm với bao điều mong ước chân thành bình dị để được giải tỏa tâm tư, ẩn trắc để được răn bảo hướng về cái chân, thiện mỹ, hướng về một niềm tin thánh thiện đó chính là giá trị nhân văn lớn lao của lễ hội di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn- Di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Một số hình ảnh tại lễ Khai mạc lễ hội văn hóa chùa Hàn Sơn - Thần Phù 2018​

 
han son 2018 23
 
han son 2018 16
 
han son 2018 19

han son 2018 22

han son 2018 15
 
han son 2018 18
                
 
han son 2018 13
 
han son 2018 12



Chùa Hàn Sơn, Ngày  10 tháng 3 năm Mậu Tuất 2018



 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây